Kiến thức trọng tâm

Học thuyết tế bào

Nội dung của học thuyết tế bào:

– Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.

– Tế bào là đơn vị cơ bản của thế giới sống.

– Các tế bào được sinh sinh ra từ các tế bào có trước.

– Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia tế bào.

Ý nghĩa:

Làm thay đổi nhận thức của giới khao học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.

  • Chú ý: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể, thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, tự điều chỉnh và thích nghi.

Tế bào nhân sơ

Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

– VD: Tb giới khởi sinh (VK)

– Kích thước: nhỏ:(bằng 1/10 TB nhân thực)

– Chưa có nhân hoàn chỉnh (nhân sơ)

 Vật chất di truyền là DNA mạch kép dạng vòng, không chứa protein loại histon

– TB chất: Không có các bào quan có màng bao bọc, chỉ có ribosome 70S

–  Kích thước nhỏ →Tỉ lệ S/V lớn → TB trao đổi chất và năng lượng với môi trường nhanh chóng →TB nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn

Cấu tạo tế bào nhân sơ

TP cấu trúcTP bắt buộc hay không bắt buộcVị trí trong TBThành phần cấu tạoChức năng
Thành TB 18-Gram duong– Không bắt buộc– Bao ngoài màng sinh chất– Cấu tạo bởi peptidoglican
– Dựa vào cấu trúc thành TB chia VK: + VK Gram dương: dày, nhiều lớp. Nhuộm Gram có màu tím
+ VK Gram âm: mỏng, ít lớp. Nhuộm Gram có màu đỏ
– Quy định hình dạng TB
– Bảo vệ TB VK, duy trì áp suất nội bào
Màng sinh chất 17– Bắt buộc– Bao ngoài TB chất– Cấu tạo từ 2 lớp phospholipid và protein– Bảo vệ TB
– Thực hiện trao đổi chất giữa TB và môi trường
– Thu nhận thông tin
Tế bào chất– Bắt buộc– Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân– Bào tương : Hệ keo bán lỏng chưa nhiều chất vô cơ và hữu cơ
– Ribosome (70S) có kích thước nhỏ, không có màng
– Không có hệ thống nội màng, bào quan có màng bao bọc, khung TB.
–  1 số VK có plasmid là phân tử DNA nhỏ, mạch vòng
– Nơi thực hiện các quá trình chuyển hóa trong TB.            
– Hỗ trợ sự sinh trưởng của vi khuẩn
Vùng nhân 9– Bắt buộc– Nằm ở trung tâm TB– Không có màng bao bọc
– Chứa 1 phân tử DNA mạch kép dạng vòng      
– Chứa thông tin di truyền
– Kiểm soát mọi hoạt động sống của TB  
Lông 10– Không bắt buộc– Bao phủ bề mặt TB– Cấu tạo bởi Protein– Là thụ thể tiếp nhận virut
– Giúp VK tiếp hợp – Bám vào bề mặt TB chủ
Roi 14    – Không bắt buộc– Mỗi TBVK có 1 vài roi tập trung ở 1 đầu TB– Cấu tạo bởi Protein– Giúp VK vận chuyển
Vỏ nhàyKhông bắt buộcNằm ngoài thành TBCó bản chất là polysaccaride.

+ Giúp VK tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh…                    + Cung cấp dinh dưỡng khi gặp điều kiện bất lợi. 

Tế bào nhân thực

Đặc điểm của TB nhân thực

– Kích thước TB lớn, cấu tạo phức tạp hơn TB nhân sơ.

– VD: TB của các giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.

– Có nhân hoàn chỉnh: có màng nhân bao bọc vật chất di truyền ở trong.

Vật chất di truyền là NST gồm DNA kết hợp với protein loại histon

– TB chất có nhiều bào quan có màng bao bọc, có hệ thống màng chia TB thành các xoang riêng biệt

Ribosome có 2 loại: 70S ở bào quan (ti thể, lạp thể ) và 80S ở nhân tế bào.

Cấu tạo của tế bào nhân thực

Màng sinh chất

Cấu trúc khảm – động của màng TB

* Cấu trúc khảm:

Vì màng sinh chất được cấu trúc bởi lớp phospholipid kép, xen giữa các phân tử phospholipid là các phân tử protein nên được gọi là màng lipoprotein. Ngoài ra ở TB động vật lớp phospholipid kép còn được xen vào các phân tử cholesterol…

– Phospholipid là thành phần chính tạo nên cấu trúc màng. Các phân tử Phospholipid  tạo thành lớp kép xếp theo kiểu đầu ưa nước quay ra ngoài, đuôi kị nước quay vào trong.

– Các phân tử protein phân bố đa dạng và linh hoạt trong lớp kép Phospholipid . Các phân tử protein phân bố trên màng là những phân tử thực hiện chức năng sinh học của màng.

– Các phân tử carbohydrate thường liên kết với lipid hoặc protein ở mặt ngoài của màng.

– Ở TB động vật lớp Phospholipid  kép còn được xen vào các phân tử cholesterol

* Cấu trúc động

Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phospholipid và các phân tử protein có thể chuyển động lắc ngang hoặc xoay tròn tại chỗ tạo nên tính mềm dẻo, linh động của màng.

 Tính động của màng phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của màng và phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

– Phụ thuộc cấu trúc hóa học của màng

+ Bản chất hóa học của các phân tử phospholipid . Nếu màng có hàm lượng phospholipid có đuôi carbohydrogen no cao thì tính động thấp. Nếu màng có hàm lượng phospholipid có đuôi carbohydrogen không no cao thì tính động cao.

+ Tỉ lệ phospholipid/cholesterol. Nếu tỉ lệ này cao thì tính động của màng tăng. Nếu tỉ lệ này thấp thì tính động của màng giảm.

– Phụ thuộc vào điều kiện môi trường (nhiệt độ, pH…). VD khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì nội năng của các phân tử lớn nên chuyển động của các phân tử nhanh hơn làm cho tinh động tăng lên.

* Tính mềm dẻo của màng có thể làm cho màng thay đổi tính thấm để đáp ứng các hoạt động thích nhi cao của TB.

* Thí nghiệm chứng minh tính khảm – động của màng sinh chất

Lai TB hồng cầu của chuột với TB hồng cầu ở người. TB hồng cầu của chuột có các protein trên màng đặc trưng có thể phân biệt được với các protein trên màng sinh chất của người. Sau khi lai hai TB tạo ra TB lai người ta thấy các phân tử protein của TB chuột và TB người nằm xen kẽ nhau. Điều này chứng tỏ các phân tử protein trên màng TB có khả năng chuyển động.

Chức năng của các đại phân tử prong cấu trúc màng TB

– Chức năng của lớp phospholipid kép

+ Là thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất (Nếu chỉ có phospholipid cũng tạo nên được các màng nhân tạo)

+ Lớp phospholipid kép có tính kị nước tạo thành 1 lớp ngăn cách giữa khối chất nguyên sinh bên trong với môi trường bên ngoài. Chỉ khi được bảo vệ trong lớp màng phospholipid thì TB mới có khả năng thực hiện các hoạt động sống.

Do đặc tính thích nghi với môi trường sống nên đối với những sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ cao, độ pH thấp thì cấu trúc của màng tăng tỉ lệ cholesterol và phospholipid no để đảm bảo tính ổn định của màng. Những sinh vật sống ở vùng băng tuyết (có nhiệt độ thấp) thì tỉ lệ cholestrol thấp và tăng tỉ lệ của phospholipid không no để tăng tính động của màng, giúp màng thực hiện tốt các chức năng sinh học.

+ Lớp phospholipid giúp màng trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc

– Chức năng của cholesterol: Đảm bảo tính ổn định và bền vững của màng

– Chức năng của protein

Protein có protein xuyên màng và protein bám màng

+ Chức năng enzyme: Một số protein trên màng TB là các enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa diễn ra trên màng TB. Ở vi khuẩn, hầu hết các hoạt động sống diễn ra trên màng TB nên hàm lượng protein màng cao hơn so với màng TB nhân thực

+ Vận chuyển các chất qua màng: Protein xuyên màng

+ Chức năng thụ quan: Tiếp nhận kích thích đặc hiệu từ môi trường và truyền thông tin tiếp nhận được vào trong TB

+ Chức năng kết nối các TB thành 1 mô

+ Chức năng neo màng: Các protein bám màng trong có chức năng neo màng với khung xương TB, làm cho TB có hình dạng ổn định.

– Chức năng của carbohydrate

Các phân tử carbohydrate nằm ở mặt ngoài của màng TB liên kết với protein → glicoprotein hoặc liên kết với lipid. Các glycoprotein là những dấu chuẩn có tác dụng nhân biết các “ TB lạ”

Trao đổi chất qua màng TB

a. Vận chuyển thụ động

Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất không tiêu tốn năng lượng

  • Nguyên lí
Chất tan  

– Khuếch tán:

  Nồng độ cao                           Nồng độ thấp   

   Nước  

– Thẩm thấu:

  Thế nước cao                       Thế nước thấp   

  • Con đường vận chuyển

– Khuyếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép (Khuếch tán đơn giản)

  + Chất không phân cực

  + Các chất hòa tan trong lớp kép lipid của màng ( rượu etylic, hormon giới tính, Vitamin A, D, K…)

  + Chất có kích thước nhỏ O2, CO2

– Khuếch tán qua các kênh prôtêin đặc hiệu

  + Các chất có kích thước lớn (glucôzơ, amino acid…)

  + Các chất phân cực (H2O…), các ion (Na+, K+…)

– Nước thẩm thấu qua vào tế bào nhờ kênh protein đặc biệt aquaporin

  • Điều kiện

+ Có sự chênh lệch nồng độ giữa 2 bên màng

+ Các chất phải có kích thước nhỏ hoặc có cấu trúc phù hợp với kênh protein xuyên màng

  • Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khuyếch tán

– Sự chênh lệnh nồng độ của các chất trong và ngoài màng

Dung dịchChênh lệch nồng độ chất tan (C)Hướng di chuyển của nước, chất tan
Ưu trươngCMT  >  CTB– Chất tan: MT → TB – Nước:     MT ← TB
Đẳng trươngCMT   =  CTBChất tan và nước không di chuyển (hoặc di chuyển với lượng bằng nhau)
Nhược trươngCMT   <   CTB– Chất tan: MT ← TB – Nước :    MT → TB

– Nhiệt độ môi trường, đặc tính lý hóa của chất tan

b. Vận chuyển chủ động

Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất ngược chiều gradien nồng độ với sự tham gia của protein vận chuyển và tiêu tốn năng lượng.

  • Nguyên lí
Chất tan  

Ngược gradient nồng độ

 Nồng độ thấp                        nồng độ cao   

  • Cơ chế vận chuyển

– Có các “ bơm” prôtêin đặc chủng cho từng chất cần vận chuyển

– Nhóm phosphate của ATP gắn vào bơm Protein đặc chủng làm biến đổi cấu hình của “bơm” khiến nó liên kết được với chất cần vận chuyển để đẩy chúng ra hoặc vào TB

–  Protein biến đổi để liên kết với các chất rồi đưa từ ngoài vào TB hay đẩy ra khỏi TB

  • Con đường vận chuyển

– Các “ bơm” protein đặc hiệu

  • Điều kiện

– Tùy thuộc vào nhu cầu của TB

– Cần có năng lượng ATP

-Có protein vận chuyển đặc hiệu

  • Ý nghĩa

TB có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn trong TB và điều hòa nồng độ các chất trong tế bào.

c. Nhập bào và xuất bào

  • Nhập bào

– Là phương thức TB đưa các chất vào bên trong TB bằng cách biến dạng màng sinh chất.

– Diễn biến nhập bào

+ Màng sinh chất ở chỗ tiếp xúc với chất lấy vào lõm xuống, chỗ lõm xuống sâu dần thành túi bao bọc lấy chất lấy vào.

+ Túi chứa chất lấy vào tách khỏi màng sinh chất vào trong tế bào chất

+ Túi chứa chất lấy vào liên kết với lysosome để tiêu hoá chất lấy vào

– Chất lấy vào: + Chất rắn → thực bào

                        + Chất lỏng → ẩm bào

  • Xuất bào

– Là phương thức vận chuyển các chất ra khỏi TB theo cách ngược lại với nhập bào

– Bằng cách xuất bào: Các prôtêin và đại phân tử được đưa ra khỏi TB

  • Điều kiện của nhập bào, xuất bào

– Các chất có kích thước lớn (các đại phân tử)

– Tiêu tốn năng lượng

– Có sự biến đổi và tái tạo lại màng TB

  • Ý nghĩa

– Giúp động vật đơn bào tiêu hóa thức ăn.

– TB bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn, tiêu hóa các bào quan già và các TB bị tổn thương.

– Các TB tuyến tiết hormon vào máu, bạch huyết…

Các thành phần bên ngoài màng sinh chất

Thành tế bào:

– Cấu tạo

+ Ở TV: cellulose;  Ở nấm: chitin;  Ở vi khuẩn: peptiđoglican

– Chức năng:

+ Quy định hình dạng tế bào

+ Bảo vệ tế bào trước các tác động cơ học, tác động trương lên của sự thẩm thấu các phân tử nước.

– Tạo cầu nối sinh chất để các TB cạnh nhau có thể trao đổi chất cho nhau

Chất nền ngoại bào

– Ở TB động vật, người

– Cấu tạo từ các sợi glycoprotein (Protein + carbohyđrate) kết hợp với  các chất hữu cơ, vô cơ khác nhau.

– Chức năng liên kết các tế bào tạo thành mô, thu nhận thông tin.

Tế bào chất

– TB chất nằm giữa màng sinh chất và nhân. Trong TB chất có: Bào tương, các bào quan và bộ khung TB.

– Bào tương là khối TB chất đã tách bỏ hết các bào quan. Bào tương là dung dịch keo chứa nước, các ion (Na+ , K+ , Cl …), các chất hữu cơ, các vi sợi, vi ống. Bào tương là nơi diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng quan trọng như quá trình đường phân, phân giải các chất, tổng hợp Protein…

– Bào quan là những cấu trúc siêu hiển vi định khu tại từng vùng riêng biệt trong TB chất và thực hiện một chức năng nhất định

– TB chất là nơi diễn ra các hoạt động sống của TB. Hệ keo của TB chất có 2 trạng thái là trạng thái sol (lỏng) và trạng thái gel (bán lỏng). Khi TB bị mất nước thì sẽ chuyển từ trạng thái sol → gel. Khi TB chất ở trạng thái gel thì hoạt động sống của TB giảm xuống

– Các bào quan trong TB chất của TB nhân thực

Bào quanCấu tạoChức năngNguồn gốc + Lưu ý
Lưới nội chất 14-Luoi noi chat– Là màng trong TB gồm hệ thống ống và xoang dẹp thông nhau.
Có 2 loại:  
+) Lưới nội chất hạt: kích thước xoang dẹp lớn hơn, có đính các hạt ribosome. 1 đầu gắn với màng nhân, 1 đầu nối với lưới nội chất trơn.  
+) Lưới nội chất trơn: kích thước xoang dẹp bé hơn, không gắn hạt ribosome. mà gắn với rất nhiều enzyme.
-Tổng hợp Protein cung cấp cho các bào quan, cấu trúc nên màng sinh chất hoặc tiết ra ngoài TB.
-Tổng hợp Lipid, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc. Ở nhiều loại TB lưới nội chất trơn còn tập trung nhiều ion Ca2+ có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lí của TB.
 
Ribosome 19-Cau tao Ribosome– Không có màng bao bọc
– CT gồm 1 số loại rARN + Pr
– Số lượng nhiều (vài triệu)
– Ribosome có hệ số lắng 80S ( ribosome ở ti thể và lục lạp là 70S)
Tổng hợp Protein cho TB Các rARN được tổng hợp và tích lũy trong hạch nhân. Ở đây rARN + protein → các tiểu đơn vị. Các tiểu đơn vị sẽ đi vào TB chất và tạo thành ribosome.
Bộ máy golgi 25-The Golgi 1– Là 1 chồng túi, màng dẹp xếp cạnh nhau, cách biệt nhau.
– Có cấu chúc phân cực: Mặt nhập, mặt xuất
– Những không bào bé nằm cuối bể chứa
– Những không bào lớn nằm cạnh các bể chứa hoặc xen kẽ giữa các bể trong bó  
– Thu gom, đóng gói, biến đổi và phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng VD : Protein được tổng hợp trên lưới nội chất hạt→ bóng nội bào (túi tiết)→ phức hợp gongi : protein được gắn thêm nhóm cacbohidrat thành glicoprotein → đóng vào túi tiết → đưa ra ngoài bằng xuất bào. – Vì có chức năng tổng hợp các protein tiết nên TB có những mô có chức năng tiết protein (tuyến nội tiết, TB bạch cầu) có bộ máy gôngi phát triển mạnh– Mạng lưới nội chất trơn
Ti thể 1-ty the  Có 2 lớp màng bao bọc +) Màng ngoài trơn, nhẵn chứa nhiều protein xuyên màng   +) Màng trong gấp khúc→  các mào (làm tăng diện tích màng→ tăng tốc độ quá trình hô hấp) trên mào có nhiều enzyme hô hấp tham gia vào chuỗi chuyền e . Màng trong có nhiều Protein hơn màng ngoài :vận chuyển chủ động các chất từ xoang gian màng vào chất nền của ti thể (H+ , Na+…) ; là phức hợp protein của dãy truyền e hô hấp ; enzyme ATP – synthetaza tổng hợp ATP.  
+) Chất nền : DNA vòng (giống DNA của vi khuẩn), ribossome, enzyme hô hấp…
– Là nơi tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của TB → TB hoạt động nhiều thì có nhiều ti thể.
– Tham gia vào quá trình trao đổi chất trong TB
– Tham gia điều hòa nồng độ Ca2+ trong TB – Tham gia vào quá trình tự chết của TB – Tự tổng hợp 1 số protein riêng cho mình
Các nhà khoa học cho rằng , sự xuất hiện ti thể trong TB nhân thực là sự cộng sinh của 1 dạng vi khuẩn hiếu khí với TB (ribosome 70S, các rARN giống nhau, DNA dạng vòng, aa mở đầu giống nhau…)
Lục lạp   6– Hình dạng: Hình bầu dục
– Cấu tạo:  
+) Ngoài là 2 lớp màng trơn nhẵn  
+) Trong là khối chất nền chứa các túi dẹp (thylacoid) xếp chồng lên nhau (grana). Trên màng thylacoid có đính nhiều hạt diệp lục, các nhân tố của dãy truyền e, enzyme tổng hợp ATP. Trong chất nền còn có DNA vòng, ribosome.
Giúp cây quang hợp: Chuyển năng lượng ánh sáng → năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ-Các nhà khoa học cho rằng , sự xuất hiện lục lạp trong TB nhân thực là sự cộng sinh của 1 loài vi khuẩn lam trong TB (ribosome 70S, các rRNA giống nhau, DNA dạng vòng, aa mở đầu giống nhau…).
Chỉ có ở TBTV  
Lysosome– Dạng túi nhỏ (hoặc bóng), có 1 lớp màng, bên trong chứa enzyme thủy phân.
+ Lysosome cấp 1:chưa tham gia phân hủy các chất
+ Lysosome cấp 2: đang tham gia phân giải các chất
– Tiêu hóa nội bào, bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh
– Tự tiêu đối với TB: phân huỷ TB già, TB tổn thương, các bào quan đã già.
Lysosome chỉ có ở TB động vật
Không bàoCó 1 lớp màng bao bọc – Dịch không bào: Chứa các chất hữu cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu
– Số lượng
+ TBTV: 1 không bào lớn hoặc nhiều không bào nhỏ
+ TB ĐV: Có thể có không bào nhỏ
– Có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lí như sinh trưởng của TB, hấp thụ và vận chuyển nước, muối khoáng…  
– Ở thực vật
+ Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải, chất độc
+ Chứa nồng độ chất tan cao tạo áp suất thẩm thấu giúp TB hút nước
+ Chứa sắc tố thu hút côn trùng
– Ở ĐV nguyên sinh
+ Không bào tiêu hóa để tiêu hóa nội bào
+ Không bào co rút: tích nước và bơm nước ra ngoài cơ thể để cân bằng áp suất thẩm thấu cho cơ thể, chống sự trương nước làm vỡ TB..
 
Trung thể (trung tử)– Trung tử
+ chất quanh trung tử (Protein, RNA, carbohydrate)
+ Trung tử: Chỉ có ở TBĐV, Có 1 hoặc 2 xếp thẳng góc, gồm vi ống + vi sợi
+ Chất quanh trung tử: Gồm các thể kèm có cấu trúc hình cầu có cuống đính với các vi ống của trung tử
– Ở TBĐV: trung tử đóng vai trò quan trọng trong phân bào tạo thoi phân bào, sao phân bào  TBTV: không có trung tử , thoi phân bào được hình thành từ phần TB chất đặc biệt tương ứng với chất quanh trung tử nhưng không có sao phân bào
Peroxisome– Có 1 lớp màng bao bọc
– Bên trong chứa các enzyme oxi hóa đặc trưng: Catalase, urat – oxydase..
-Tồn tại chủ yếu trong gan , thận của ĐV có vú, trong nấm men, ĐV nguyên sinh, trong lá, hạt của 1 số loài TV…
– Phân giải chất độc H2O2
– Điều chỉnh sự chuyển hóa glucose
– Tham gia chuyển hóa t nuleic acid ở khâu oxi hóa axit uric
– Tham gia hô hấp sáng
– Màng của peroxisome có nguồn gốc từ lưới nội chất trơn.
– Các enzyme trong peroxisome được tổng hợp từ các ribosome tự do
Bộ khung tế bàoKhung xươngtế bào là hệ thống mạng sợi và ống protein (vi ống, vi sợi và sợi trung gian) đan chéo nhau.  Giúp duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan (ti thể, ribosome, nhân..), ngoài ra còn giúp cho tế bào di chuyển, thay đổi hình dạng (amip..)Phát triển ở tế bào động vật

Nhân tế bào

– Phần lớn TB có 1 nhân, ngoài ra TB có thể có đa nhân (TB gan, TB tuyến nước bọt ở động vật có vú…), TB không có nhân (TB hồng cầu)

– Hình dạng: Thường có dạng hình cầu, đường kính = 5

– Cấu tạo gồm:

+ Màng nhân: 2 lớp, trên màng nhân thường có nhiều lỗ nhỏ.

→ Chức năng: Phân tách nhân với TB chất; Trao đổi chất giữa nhân với TB chất (vận chuyển chủ động qua màng hoặc qua hệ thống lỗ nhân các chất như mRNA, protein, ribosome…); Tham gia tổng hợp, chuyên chở các chất.

+ Chất nhiễm sắc (DNA liên kết với Prôtêin): DNA là vật mang thông tin di truyền, protein có vai trò điều chỉnh và bảo vệ.

+ Dịch nhân: chứa các loại prôtêin: nucleoprotein, các enzyme của nhân…

→ Chức năng: Nơi diễn ra các quá trình tổng hợp trong nhân (tổng hợp DNA, RNA)

+ Nhân con (hạch nhân) ,chứa: AND hạch nhân , rARN, protein, enzim.

→ Chức năng: Tổng hợp rRNA, đóng gói và tích lũy ribosome; Điều chỉnh sự vận chuyển các mRNA từ nhân ra TB chất và điều chỉnh quá trình phân bào.

– Chức năng của nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của TB (thông qua điều khiển tổng hợp protein). Vì điều khiển mọi hoạt động sống của TB nên khi TB mất nhân chỉ sống được một thời gian nhất định, sau đó sẽ chết.

Câu hỏi vận dụng và nâng cao

Cấu trúc TB

Câu 1: So sánh cấu tạo của tế bào nhân thực và nhân sơ

Câu 2: Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải là từ một số tế bào có kích thước lớn ?

Câu 3: Tại sao khi làm mứt các loại củ, quả … trước khi rim đường người ta thường luộc qua nước sôi?

Câu 4: Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không ? Vì sao ? Sự hình thành các loại TB trên?

Câu 5 : Các phân tử lipitd có vai trò như thế nào trong việc qui định tính ổn định nhưng lại mềm dẻo của màng TB?

Câu 6: Tại sao TB bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mãnh mẽ mà không làm đứt gãy TB?

Câu 7: Dựa vào cấu trúc TB vi khuẩn và TB nhân thực, em hãy chứng minh chúng có cùng tổ tiên

Câu 8: So sánh sự khác nhau giữa màng sinh chất và màng nhân

Câu 9: Tại sao kích thước tế bào không nhỏ hơn nữa (dưới 1µm)? Tại sao kích thước tế bào nhân chuẩn không nhỏ như tế bào nhân sơ mà lại lớn hơn ?

Câu 10: Tế bào hồng cầu không có ty thể có phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận?

  TB vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào?  

Câu 11: Xét ty thể A của tế bào tuyến tụy và ty thể B của tế bào cơ tim, hãy dự đoán ty thể của tế bào nào có diện tích màng trong lớn hơn? Tại sao?

Câu 12:  

Mô tả cấu trúc của ti thể. Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy năng lượng của tế bào?

Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào bằng cách nào?

Câu 13: Tại sao kích thước tế bào lại rất nhỏ?

Câu 14: Vì sao có thể nói Màng sinh chất của vi khuẩn lam là một bộ phận đa chức năng?

Câu 15:

Nêu chức  năng của các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất ở tế bào nhân thực?

Câu 16: Phân tích nhận định: Bằng chứng TB học chứng tỏ nguồn gốc thống nhất giữa các loài?

Câu 17: Trong các bào quan có trong TB nhân thực, hãy cho biết?

a. Những bào quan nào chứa đồng thời protein và axit nucleic?

b. Những bào quan nào thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng trong TB?

nào có màng đơn, màng kép, không có màng bao bọc?

Câu 18: Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy giải thích?

a. Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.

b. Tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, lục lạp, ti thể, trung thể, nhân…

c. Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.

d. TB động vật khác TB thực vật ở chỗ có thành TB, có không bào, có lục lạp.

 Câu 19: Hãy nêu các bằng chứng ủng hộ giả thuyết ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn hiếu khí, lạp thể có nguồn gốc cộng sinh của vi khuẩn quang hợp. Tại sao nhiều nhà khoa học cho rằng “Ti thể xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hóa”?

Câu 20:

a. Ở người, loại TB nào không có nhân, loại TB nào có nhiều nhân?

b. Trình bày quá trình hình thành TB không nhân, TB nhiều nhân từ TB một nhân?

c. Cho các TB: tuyến nhờn ra, TB gan, TB kẽ tinh hoàn, TB tùy tuyến yên. TB nào có lưới nội chất trơn phát triển? TB nào có lưới nội chất hạt phát triển? Chức năng phổ biến của các loại TB đó là gì?

Câu 21:

a. Trong các TB sau: TB thần kinh, TB bạch cầu, TB hồng cầu, TB cơ tim, TB gan, TB lông ruột, TB biểu mô.

Loại TB nào có nhiều lưới nội chất hạt nhất? Loại TB nào có nhiều ty thể nhất? Loại TB nào có nhiều lisosome nhất?

 b. Ở một số loài TV, trong cấu trúc lipid của màng sinh chất có cấu trúc thích nghi với nhiệt độ quá lạnh và quá nóng như thế nào?

c. Nhờ bào quan này, TB được xoang hóa nhưng vẫn đảm bảo sự thông thương mật thiết giữa các khu vực trong TB. Nhận định trên nói về bào quan nào? Nêu chức năng của bào quan đó?

d. Hãy nêu vai trò của nước trong các thành phần cấu tạo sau của TB: chất nguyên sinh, không bào, lục lạp?

Câu 22. Trình bày thí nghiệm chứng tỏ nhân tế bào quyết định mọi đặc điểm của cơ thể.

Câu 23. Tại sao lá cây có màu xanh? Giải thích một số cây lại có màu khác màu xanh?

Câu 24. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu? Tại sao?

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Câu 1: Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động các chất qua màng sinh chất?

Câu 2: Phân biệt nhập bào và xuất bào?

Câu 3:

a. Có gì khác nhau khi đưa tế bào thực vật và tế bào động vật vào dung dịch ưu trương và nhược trương. Giải thích vì sao? Từ đó rút ra nhận xét gì?

b. TB thực vật có thể bị vỡ khi đưa vào môi trường quá nhược trương hay không? Tại sao?

Câu 4: Dựa vào đặc điểm cấu trúc của màng TB,  hãy cho biết?

  1. Những chất nào có thể đi qua lớp phospholipid nhờ sự khuếch tán?
  2. Các đại phân tử như protein, H2O, các ion có thể qua màng TB bằng cách nào?

Câu 5:

a. Khi cho TB vào các dung dịch ưu trương, nhược trương, đẳng trương thì TB sẽ như thế nào?

b. Cho 3 TB sống cùng loại vào: Nước cất (A), dung dịch KOH nhược trương (B), dung dịch Ca(OH)2 nhược trương (C) cùng nồng độ với dung dịch KOH. Sau 1 thời gian cho cả 3 TB trên vào dung dịch saccarozo ưu trương. Hãy cho biết TB nào mất nhiều nước nhất, TB nào mất ít nước nhất sau khi cho vào dung dịch saccarozo? Giải thích?

c. Vì sao trên các loại đất mặn các loại cây (đước, sú, vẹt…) vẫn phát triển bình thường?

Câu 6:

Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp photpholipid kép để tiến hành thí nghiệm xác định tính thấm của màng với glixerol và ion Na+nhằm so sánh với tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết quả và giải thích?

Câu 7:

a. Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm 5 – 10 phút trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng?

b. Tạo sao TB hồng cầu dễ bị vỡ khi đưa vào môi trường nhược trương?

c. Tại sao trong cơ thể, TB hồng cấu và các TB khác đắm trong dung dịch nước mô không bị vỡ?

d. Cách xào rau không bị quắt mà vẫn xanh?

e. Tại sao lại sử dụng nước muối sinh lí để xúc miệng?

Câu 8:

Làm thế nào mà TB động vật có thể chọn được các chất cần thiết để đưa vào TB mặc dù nồng độ các chất đó ở bên ngoài thấp hơn nhiều so với bên trong TB và khi đó trên màng sinh chất không có kênh protein để vận chuyển các chất theo kiểu chủ động?

Câu 9: Mai làm thí nghiệm như sau:

Tách TB biểu bì lá thài lài tía. Cố định lên lam kích với 1 giọt nước. Nhỏ 1 giọt dung dịch đường saccarozo vào 1 phía của tiêu bản, phía đối diện đặt miếng giấy thấm để hút nước.

a. Quan sát mẫu vật dưới kích hiển vi điện tử sẽ thấy hiện tượng gì? Giải thích?

b.Nếu sau khi phát hiện túi tròn ở giữa TB, nhỏ vài giọt nước vào 1 phía của tiêu bản và đặt giấy thấm ở phía đối diện sẽ xảy ra hiện tượng gì?

Câu 10: Cho các chất: Na+, O2, hoocmon progesteron, đường fuctozo, rượu etilic, hoocmon Insulin?

a. Những chất nào dễ dàng khuếch tán qua màng TB mà không chịu sụ kiểm soát của màng TB? Giải thích?

b. So sánh sự khuếch tán O2 với sự khuếch tán Na+ ?

*****************************************

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *