Tổn thương gan có thể ảnh hưởng lớn đến chuyển hóa của hầu hết các chất dinh dưỡng. Tổn thương gan có thể nhẹ và hồi phục (ví dụ như gan nhiễm mỡ), cũng có thể nặng và cuối cùng là hôn mê gan.
Gan là một cơ quan hoạt động tích cực, nó liên quan đến quá trình trao đổi chất của gần như tất cả các chất dinh dưỡng. Sau khi hấp thu, hầu hết các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến gan. Tại đó chúng được “xử lý” trước khi được phân bố đến các tổ chức khác.
Gan tổng hợp Protein huyết tương, các yếu tố đông máu, các Acid amin cần thiết và tạo Urê từ sản phẩm Nitrogen của Protein. Triglycerid, Phospholipid và Cholesterol được tổng hợp tại gan. Glucose được tạo thành và Glycogen được hình thành, dự trữ và bị phá vỡ khi cần thiết. Vitamin và muối khoáng được chuyển hóa, nhiều loại được dự trữ tại gan. Cuối cùng gan còn là bộ phận sống còn để giải độc thuốc, cồn, Amoniac và những chất độc khác.
Bệnh viêm gan và xơ gan
Mục tiêu của can thiệp ăn uống trong viêm gan và xơ gan là tránh hoặc hạn chế tối thiểu tổn thương gan lâu dài. Phục hồi tế bào gan, tăng cường dự trữ dinh dưỡng tối ưu và làm giảm bớt các triệu chứng. Đối với người bệnh xơ gan, can thiệp chế độ ăn có thể giúp tránh biến chứng tăng acid, giãn tĩnh mạch thực quản và hôn mê gan. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào tổn thương gan, có thể không hồi phục.

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ chức năng gan hiệu quả TẠI ĐÂY.
DINH DƯỠNG TRONG BỆNH VIÊM GAN
Thế nào là viêm gan cấp tính?
Bệnh phát sinh đột ngột và thời gian mắc bệnh ngắn – phần lớn người bị viêm gan cấp tính thường được phục hồi sau khoảng 1 đến 2 tháng. Tuy vậy, có một số ít trường hợp kéo dài nhiều tháng, thậm chí hàng năm hoặc phát triển tiến tới suy gan.
Nguyên nhân gây bệnh
Trên thế giới, nguyên nhân gây bệnh hay gặp nhất là do nhiễm khuẩn bởi một trong nhiều thể virus viêm gan. Mãi cho đến năm 1980, mới biết có hai virus viêm gan A và viêm gan B – về sau xác định thêm một số virus viêm gan khác như C, D, E. Các virus trên đều có thể gây viêm gan cấp tính.
Ngoài ra, viêm gan còn có thể do vi khuẩn gây nên. Một vài ký sinh trùng cũng có thể gây viêm gan cấp tính.
Bệnh có thể do một số yếu tố khác gây nên như dùng một số thuốc, chất độc (như uống rượu nhiều và kéo dài) hay do một số virus khác gây ra như Cytomegalovimo và Epstein – Bar virus.
Ở các nước phát triển, người ta uống rượu nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm gan cấp hay gặp nhất. Ngoài ra, có một số chất độc khác và thuốc như thuốc chống co giật, thuốc tê, thuốc mê, thuốc hạ sốt Acetaminophen khi dùng quá liều đều có thể gây bệnh viêm gan cấp tính.
Triệu chứng bệnh
Một số ít người bị bệnh không có triệu chứng rõ ràng hoặc triệu chứng quá nhẹ nên không phát hiện được bệnh.
Người mắc bệnh có thể có những triệu chứng như: mệt mỏi, không thích ăn uống, buồn nôn, có khi bị nôn – sốt và thấy khó chịu ở vùng dưới sườn bên phải ổ bụng. Rồi sau nhiều ngày có thể xuất hiện vàng da, vàng mắt. Một số bệnh nhân bị viêm gan cấp do virus B có thể bị đau khớp, lú lẫn và hôn mê.
Chẩn đoán bệnh
Bệnh nhân được xét nghiệm máu, nước tiểu để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và biết được chức năng gan bị ảnh hưởng như thể nào, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Tùy nguyên nhân gây bệnh gan mà phương pháp điều trị có thể là kháng sinh, phẫu thuật, hỗ trợ chức năng gan… Nhưng chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng cho người bệnh gan. Thiếu dinh dưỡng thì gan không làm việc được nhưng dư thừa cũng không tốt vì gan yếu, khó loại thải chất dư thừa. Do vậy, tốt nhất cần biết những thứ gì nên ăn và thứ gì nên tránh. Khi chẩn đoán bệnh đã được xác định, tùy giai đoạn của bệnh mà có chế độ ăn phù hợp nhằm phục hồi phần nào chức năng gan và ngăn ngừa những tổn thương nặng hơn.
Mục đích của chế độ dinh dưỡng
Nâng cao chức năng gan.
Tạo điều kiện để tái tạo tổ chức gan.
Ngăn ngừa sự hủy hoại thêm của tế bào gan.
Viêm gan chia 2 giai đoạn:
- Viêm gan cấp tính: giai đoạn đầu và giai đoạn tiếp theo.
- Viêm gan mạn tính.
Nguyên tắc của chế độ ăn
Duy trì hoạt động bình thường của gan bằng cách ăn uống điều độ, không quá nhiều đạm, béo… Hạn chế các chất độc hại đối với gan như rượu, bia, thuốc, hóa chất… Hỗ trợ chức năng tế bào gan (thuốc mát gan, lợi mật, trà Artiso, thuốc tây…).
Nhu cầu Protid đối với người trưởng thành là 0,8g – 1,2g/kg/ngày. Bệnh gan giai đoạn muộn thì nhu cầu Protid giảm còn 0,6g – 0,8g/kg/ngày.
Chất béo: tùy theo từng người và giai đoạn bệnh mà khẩu phần chất béo sẽ thay đổi. Trung bình có thể sử dụng khoảng 30g – 40g chất béo mỗi ngày. Ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa, dầu cọ) và hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).
Chất bột đường cần ăn tăng để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, để gan tạo ra được nhiều Glycogen. Nên chọn các thức ăn tinh bột thô, ít qua chế biến như gạo, khoai củ… Đường trái cây tốt hơn đường trắng tinh luyện. Tránh ăn nhiều đường đơn giản (đường cát, đường trái cây).
Cần bổ sung thêm nhiều Vitamin tan trong dầu như A, D, E, K và Vitamin nhóm B.
Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ chức năng gan hiệu quả TẠI ĐÂY.
Chế độ ăn trong viêm gan cấp
Giai đoạn đầu
Thời kỳ này bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc biếng ăn. Vì gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan bị tổn thương do đó phải áp dụng chế độ giảm nhẹ cho gan và dạ dày – ruột. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn như sau:
- Năng lượng: 25Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày. Chủ yếu cung cấp năng lượng bằng đường đơn như truyền Glucose, Acid amin, uống nước đường, nước hoa quả, sữa tươi, nước cơm, nước cháo… Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, áp dụng chế độ ăn sữa với khoảng 1000Cal (1000 – 1500ml sữa)/ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt vì nó không có nhiều cặn bã, không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu. Có thể dùng sữa tách bơ hoặc sữa đã rút kem pha thêm đường hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng công thức khác.
- Protid: 0,4 – 0,6g/kg cân nặng hiện tại/ngày, dùng Protid có giá trị sinh học cao.
- Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 trong tổng số Lipid.
- Đủ Vitamin và chất khoáng theo nhu cầu.
- Số bữa ăn: 6 – 8 bữa/ngày.
- Cơ cấu khẩu phần/ngày nên như sau:
Năng lượng E (kcal): 1300 – 1400
Protid (g): 20 – 30
Lipid (g): 15 – 20
Glucid (g): 250 – 280
Nước (lít): 2 – 2,5
Giai đoạn tiếp theo
Cuối giai đoạn cấp tính này có thể cho bệnh nhân ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt áp dụng chế độ ăn có nhiều Protid và Methionin như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc cùng với tăng cường Calo, tăng cường chất bột. Nguyên tắc:
- Năng lượng: 30Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
- Protid: 0,8 – 1kg/cân nặng hiện tại/ngày. Tỷ lệ Protid động vật/Protid tổng là 50%.
- Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Đủ vitamin, chất khoáng và nước.
- Không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng.
- Số bữa ăn: 4 – 6 bữa/ngày.
- Cơ cấu khẩu phần/ngày nên như sau:
Năng lượng (kcal): 1500 – 1700
Protid (g): 40 – 55
Lipid (g): 17 – 28
Glucid (g): 280 – 330
Nước (lít): 2 – 2,5
Chế độ dinh dưỡng trong viêm gan mạn
Khi viêm gan đã tiến triển thành mãn tính thì tổn thương gan khó hồi phục. Việc điều trị nhằm ngăn ngừa sự phát triển của xơ gan và suy gan mất bù. Điều trị gan mãn quan trọng nhất là duy trì chế độ ăn uống hợp lý và lâu dài ứng với từng giai đoạn của bệnh.
Mục đích của chế độ dinh dưỡng nhằm duy trì chế độ ăn uống hợp lý và lâu dài ứng với từng giai đoạn của bệnh.
Chế độ ăn cần chú ý:
- Cần chọn thực phẩm tươi, tránh thức ăn dễ gây dị ứng như đồ biển, tôm, ốc, tránh nấu nướng cầu kỳ.
- Cần ăn nhiều bữa để cơ thể hấp thu tốt.
- Dùng thịt nạc, trứng phải đun chín. Sữa dùng rất tốt.
- Các chất béo chỉ nên dùng dầu thực vật, bơ và ăn sống, tránh xào rán.
- Không được uống rượu, dùng gia vị.
Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ chức năng gan hiệu quả TẠI ĐÂY.
DINH DƯỠNG TRONG BỆNH XƠ GAN
Xơ gan là mức tiến triển tận cùng của các tổn thương ở gan. Có sự liên quan giữa viêm gan mạn và xơ gan.
Nguyên nhân xơ gan
Do virus viêm gan B, C, D.
Do uống nhiều Rượu.
Do chuyển hóa: Hemochromatosis, bệnh Wilson, thiếu Enzym A-Antitrypsin.
Bệnh đường mật kéo dài.
Nghẽn tĩnh mạch gan: Budd – Chiari.
Rối loạn miễn dịch: viêm gan dạng Lupoid
Độc chất: Methotrexat, Amiodarone…
Phẫu thuật nối tắt (bắc cầu) ở đường ruột.
Suy dinh dưỡng, nhiễm trùng.
Bẩm sinh.
Triệu chứng, chẩn đoán xơ gan
Ngoài các dấu hiệu đi kèm trong bệnh, hai biểu hiện chính trong xơ gan là: suy tế bào gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Điều trị và tiên lượng phụ thuộc vào mức độ hai yếu tố này.
Lâm sàng:
- Mệt, sụt cân.
- Chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
- Đau bụng, vàng da, phù chân, cổ chướng.
- Xuất huyết mũi, răng, da, đường tiêu hóa.
- Giảm ham muốn tình dục.
Tiền căn:
- Có vàng da.
- Viêm gan, tổn thương gan.
- Có dùng thuốc ảnh hưởng gan.
- Có truyền máu.
- Uống nhiều rượu.
- Có người trong gia đình bị bệnh gan.
Khám lâm sàng:
Sốt, vàng da, nổi mẩn, thay đổi sắc tố da, ngón tay dùi trống, móng tay trắng, sao mạch, lòng bàn tay son. Chứng vú to, teo tinh hoàn ở đàn ông, cổ trướng, gan lách to, phù chân, rối loạn tâm thần, run cơ…
Xét nghiệm máu:
- Giảm hHemoglobin, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, thời gian đông máu kéo dài.
- Tăng Bilirubin, men Transaminase, Phosphatase kiềm, giảm Albumin.
- Thay đổi điện giải đồ.
- Tăng AFP.
- Hiện diện các yếu tố viêm gan trong máu.
- Các kháng thể tự miễn.
Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, nội soi, CT.
Mục đích của chế độ dinh dưỡng
Nhằm nương nhẹ chức năng gan và tham gia vào việc phục hồi bệnh, thu nhỏ khả năng tổn thương thêm cho gan.
Chế độ ăn cho người xơ gan không có cổ trướng
Trong thời gian mà gan còn thực hiện được các chức năng (xơ gan còn bù) thì không cần theo một chế độ ăn điều trị. Tuy nhiên cũng cần có một chế độ ăn hợp lý và tuyệt đối không uống rượu.
Nhu cầu năng lượng như người bình thường.
Uống nước 1,5 – 2 lít nước/ngày.
Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ có tác dụng tránh đầy bụng hay khó tiêu, dễ dung nạp thức ăn hơn.
Cần áp dụng chế độ ăn Protid (chất đạm) vừa phải từ 1 – 1,2g/kg/ngày. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều chất đạm vì bệnh nhân xơ gan tiêu hóa kém. Protid không tiêu hóa được sẽ thối ở trong ruột gây nhiều Amoniac (NH3), chất này vào máu, lên não gây ra hôn mê.
Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ chức năng gan hiệu quả TẠI ĐÂY.
Chế độ ăn cho người xơ gan có phù, cổ trướng
Nếu xơ gan kèm theo phù, cổ chướng cần cho bệnh nhân ăn nhạt. Nếu không phù không cần ăn nhạt.
Nhu cầu năng lượng như người bình thường.
Chia chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ: sáng – trưa – chiều – tối, xen kẽ các bữa ăn nhỏ giúp hạn chế bệnh tiểu đường và biến chứng hạ đường huyết.
Hạn chế dầu, không ăn mỡ động vật. Trong trường hợp bệnh nhân bị đi ngoài phân mỡ thì nên sử dụng chất béo đặc biệt (chất béo MCT). Chất béo MCT dễ hấp thu và ít phải cần men tiêu hóa. Chất béo này có thể ở dạng bơ thực vật hoặc dạng dầu và có tên là Ceres. Cần nhớ là không được đun quá nóng các chất béo này khi sử dụng. Nếu bệnh nhân đại tiện phân mỡ thì phải kiêng bớt chất béo và ăn nhiều chất béo MCT hơn.
Ăn nhiều chất xơ: rau xanh, trái cây, hay dạng chất xơ tổng hợp sao cho đi tiêu từ 2 – 3 lần/ngày. Ăn nhiều rau xanh, trái cây còn làm tăng Kali trong chế độ ăn.
Tránh những thức ăn chứa nhiều sắt như: thịt màu đỏ, gan, huyết… vì dễ bị ứ sắt dẫn đến tổn thương các cơ quan .
Bữa ăn cuối cùng cách xa giờ đi ngủ ít nhất 3 – 4 giờ.
Nên ăn nhiều vào buổi sáng để tránh đầy bụng và buồn nôn.
Hạn chế Cafe, trà và tránh những thức ăn chua cay vì dễ nguy cơ viêm dạ dày ở người xơ gan.
Cần áp dụng chế độ này trong 6 tháng hoặc hơn.
Biến cố hôn mê gan
Xảy ra khi chức năng gan bị suy nặng, gan bị teo, bệnh nhân nôn mửa, nhiều toan và kiệt nước.
Nguyên nhân là do Protid không được tiêu hóa và thối ở đại tràng, vi trùng đường ruột sản sinh nhiều, số lượng Amoniac tăng lên, NH3 vào máu lên não và gây ngộ độc.
Trong hôn mê gan cần ăn hạn chế Protid, thay bằng Acid Amin tiêm tĩnh mạch, dung dịch ngọt…
Chế độ ăn gồm có 300g Glucid (nước đường, nước cháo, nước quả), số Protid vào khoảng 40g cung cấp bởi sữa rút bớt kem, ăn bằng ống thông.
Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ chức năng gan hiệu quả TẠI ĐÂY.
DINH DƯỠNG TRONG BỆNH GAN NHIỄM MỠ
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ hay còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là khi chất béo trong gan lớn hơn 5% trong lượng cơ thể tế bào gan.
Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ:
Uống nhiều rượu dẫn đến rối loạn chức năng gan.
Thừa cân, tiểu đường dẫn đến oxy hóa acid béo ở gan.
Sử dụng thuốc độc chất dẫn đến tế bào gan bị hủy hoại.
Sinh lý bệnh
Tình trạng ứ mỡ tràn lan trong gan làm cho gan to. Bình thường gan có màu vàng nhạt, bề mặt trơn láng. Sự thay đổi thâm nhiễm mỡ cục bộ là một nốt thâm nhiễm mỡ, mô gan xung quanh thâm nhiễm mỡ ít hoặc không thay đổi. Những nốt mỡ này không phải là những u mỡ bởi vì mỡ thâm nhiễm xuất hiện bên trong tế bào gan.
Dưới kính hiển vi, Lipid có thể xuất hiện bên trong tế bào gan dưới dạng những hạt nhỏ (Microvesicular) hoặc lớn (Macrovesicular) hoặc thỉnh thoảng kết hợp cả hai.
Thoái hóa mỡ dạng Microvesicular thường kết hợp với các bệnh nghiêm trọng hơn. Sự tích lũy Lipid dễ hình thành hơn ở xung quanh tĩnh mạch trung tâm ở các bệnh gan do rượu. Tình trạng viêm nhiễm nhẹ với các tế bào Lympho và bạch cầu trung tính có thể tìm thấy cùng với tình trạng thâm nhiễm mỡ.
Trong nhiều trường hợp, thâm nhiễm mỡ kết hợp với các tổn thương gan tiến triển. Bằng chứng là có sự hiện diện của sự hoại tử tế bào gan. Viêm nhiễm từ trung bình tới nặng với các tế bào Lympho và bạch cầu trung tính và thể trong suốt Mallory (bằng chứng của viêm gan do rượu), xơ hóa, hoặc thậm chí là xơ gan. Thâm nhiễm mỡ có đặc điểm mô học của nhiều bệnh gan khác như viêm gan C mạn tính và bệnh Wilson.
Triệu chứng gan nhiễm mỡ
Giai đoạn đầu: vì tình trạng lắng đọng mỡ gan xảy ra từ từ nên giai đoạn đầu đa phần đều không có dấu hiệu rõ rệt. Chỉ khi đi siêu âm, xét nghiệm máu hoặc chụp cắt lớp mới phát hiện được. Tuy nhiên, một số trường hợp gan nhiễm mỡ có thể gặp các dấu hiệu như: mệt mỏi, đau tức hoặc nặng vùng gan.
Giai đoạn sau: sẽ có các dấu hiệu như đau bụng, vàng da, nôn và buồn nôn. Lúc này, bệnh gan nhiễm mỡ đã tiến triển nặng và quá trình điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn. Gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào? Có từ 10 – 25% gan nhiễm mỡ có thể tiến triển đến xơ gan và tử vong. Điều này hẳn có ý nghĩa rất lớn cho những ai mong muốn một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.
Chế độ dinh dưỡng trong gan nhiễm mỡ
Ăn chất đạm vừa phải (1g/kg cân nặng/ngày).
Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiều 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).
Một số thực phẩm được xem “là thuốc có tác dụng giảm mỡ” như dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối, chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín, trà xanh, hoa hòe…
Hạn chế ăn:
Các thực phẩm giàu Cholesterol như các loại phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng, lươn, tôm to. Hạn chế chất béo, mỡ động vật, ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa).
Các thực phẩm cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu, cà phê.
Tối đa rượu bia, tốt nhất là không nên uống.
Vận động:
Cần tập luyện thể dục thể thao hợp lý để giữ cân nặng ở mức chuẩn. Các chuyên gia khuyên bạn nên dành khoảng 30 phút đề tập Aerobic mỗi ngày, đi bộ hoặc đi xe đạp.
Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ chức năng gan hiệu quả TẠI ĐÂY.
QUY TRÌNH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG TRONG TỔN THƯƠNG GAN
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào công cụ đánh giá “Chủ quan toàn diện” (SGA) hoặc Công cụ đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (MNA). Ngoài các tiêu chuẩn đánh giá chung về đường tiêu hóa, đánh giá theo các tiêu chuẩn sau:
Các triệu chứng: khởi phát, tần suất, các yếu tố nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, các can thiệp và kết quả.
Thực hiện thay đổi chế độ ăn uống đáp ứng các triệu chứng (thức ăn cần tránh, thức ăn ưa thích). Xác định những thức ăn nào tốt nhất và những thức ăn nào không dung nạp được.
Nguồn Protein ăn vào như thịt, cá, gia cầm, sữa và các sản phẩm, đậu đỗ khô và các loại đậu, sản phẩm ngũ cốc.
Xác định xem bạn có đang trải qua bất kỳ triệu chứng nào của không dung nạp chất béo như đầy bụng, khó tiêu hay chán ngấy.
Đầu vào và đầu ra: quan sát phù, chu vi vòng bụng.
Giá trị các xét nghiệm bất thường, đặc biệt giảm bạch cầu, hồng cầu và số lượng tiểu cầu. Tăng Bilirubin huyết thanh và Amoniac, men gan tăng, giảm Albumin, muối, Potassium, Transferrin huyết thanh và BUN. Kéo dài thời gian đông máu, chảy máu kín đáo.
Thay đổi cân nặng như tăng cân nhanh với các dấu hiệu ứ dịch (phù).
Chẩn đoán dinh dưỡng
Thay đổi về dinh dưỡng ít hơn so với nhu cầu của cơ thể, liên quan đến rối loạn chuyển hóa dẫn đến thay đổi chức năng gan.
Lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc dinh dưỡng
Quan trọng là đủ Protein và năng lượng. Protein cần thiết cho sự tái tạo tế bào gan, năng lượng để dự trữ Protein. Tuy nhiên, chúng còn tùy thuộc vào tổn thương và khả năng phục hồi tế bào gan. Lượng Protein ăn vào nhiều có thể gây quá tải với gan và dẫn đến hôn mê gan.
Trong giai đoạn cuối, cần có giới hạn giữa đủ và thừa protein. Có thể khó cung cấp đủ năng lượng nếu bệnh nhân đi ngoài phân mỡ hay bất dung nạp với chất béo.
Hạn chế đồ uống có cồn.
Người bệnh bị suy dinh dưỡng, chán ăn, nhất là nôn làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng dinh dưỡng. Dung dịch dinh dưỡng cao năng lượng và Protein có thể tốt hơn các bữa ăn truyền thống.
Không cho ăn khi có chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản.
Người bệnh xơ gan không thể tải được lượng muối như bình thường. Nếu có tăng acid phải hạn chế muối 2g/ngày hoặc ít hơn. Không may là những thức ăn có hàm lượng Protein cao lại có liên quan đến lượng muối cao. Sữa ít muối là một lựa chọn, tuy nhiên người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu vì không có muối.
Nếu chỉ hạn chế mỗi muối thì không hiệu quả, lượng dịch ăn vào cũng nên hạn chế khoảng 1000ml. Tuy nhiên, cần lượng dịch cao hơn nếu bệnh nhân bị sốt, nôn. Phải đánh giá nhu cầu lượng dịch cơ bản theo cá thể.
Người bệnh chán ăn, buồn nôn và nôn nhiều cần được hỗ trợ dinh dưỡng theo đường tiêu hóa hay đường tĩnh mạch.
Cần bồi phụ thêm Vitamin, muối khoáng, đặc biệt sắt, Vitamin B, C, K cho chuyển hóa.
Mục tiêu dinh dưỡng cho người bệnh
Ít phải chịu đựng và các triệu chứng của bệnh cũng ít nghiêm trọng hơn.
Cần đầy đủ năng lượng và Protein để duy trì cân nặng khỏe mạnh và tái tạo tế bào gan.
Mô tả các nguyên tắc và quản lý chế độ ăn uống phù hợp của bệnh viêm gan và thực hiện can thiệp ăn uống hợp lý.
Xác định các yếu tố nguyên nhân nếu biết.
Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ chức năng gan hiệu quả TẠI ĐÂY.
Quản lý ăn uống
Cung cấp từ 1 – 2g Protein/kg, nhấn mạnh đến Protein có giá trị sinh học cao như sữa, thịt và trứng. Nếu đe dọa hôn mê gan thì giảm Protein tối đa tùy theo từng trường hợp.
Tăng năng lượng tới 2000 – 3000 kcal/ngày để dự trữ Protein và đáp ứng nhu cầu năng lượng. Cho phép lượng Carbonhydrat ăn vào từ 300 – 400g, nhưng lượng chất béo ở mức trung bình. Nên hạn chế chất béo nếu người bệnh đi ngoài phân mỡ.
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và ăn hết các bữa ăn kể cả bữa ăn nhẹ.
Nếu nôn nặng hơn, bệnh tiến triển, cần cho ăn bữa sáng giàu chất dinh dưỡng.
Nếu có acid cần hạn chế muối và nước. Nếu có cổ trướng có thể xác định lượng dịch bằng cách đo số cân nặng tăng lên bất thường. Lượng muối cho phép từ 1 – 2g/ngày. Lượng dịch cho phép từ 1000 – 2000ml/ngày. Số lượng dịch thoải mái hơn khi chức năng gan được cải thiện.
Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân về một số vấn đề
Tầm quan trọng của việc ăn uống đầy đủ, uống Vitamin và khoáng chất theo quy định. Nên bổ sung các chất hỗ trợ chức năng gan. Các nguyên tắc và lý do của việc quản lý chế độ ăn uống để giảm các triệu chứng của tổn thương gan và làm thế nào để thực hiện những thay đổi cần thiết.
Tránh các loại gia vị, hạt tiêu, cà phê và các thực phẩm kém chất lượng có thể gây kích thích giãn tĩnh mạch thực quản.
Nhai kỹ thức ăn.
Theo dõi, đánh giá
Theo dõi tiến triển.
Theo dõi các dấu hiệu hoặc các triệu chứng.
Sự dung nạp Protein ăn vào (ví dụ không có biểu hiện của hệ thần kinh trung ương, sự kiểm soát/giảm Amoniac huyết thanh).
Biến chứng ăn uống và cần giám sát theo sự tư vấn ăn uống. Hiệu quả của chế độ ăn và sự cần thiết phải thay đổi về ăn uống.
Cân nặng và tình trạng cân nặng.
Cân bằng lượng ăn vào và thải ra, cần bằng dịch.
Đánh giá thường kỳ. Nếu kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng không thay đổi thì người bệnh sẽ đạt được những mục tiêu đã nêu ở trên.
Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ chức năng gan hiệu quả TẠI ĐÂY.
Bác Sĩ Hướng