Mục lục

DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Dinh dưỡng trong điều trị bệnh dạ dày nhằm giảm nhẹ chức năng dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm kích thích, để vết thương chóng lành và giảm đau.

Bệnh loét dạ dày – tá tràng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Tỷ lệ bệnh ở các nước là 5 – 10% dân số. Trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là 10%.

Việc điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng đã có những thay đổi lớn trong ba thập niên trở lại đây. Việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970. Và việc phát hiện, xác định vai trò gây loét của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) từ thập niên 1980 đã làm cho cơ chế sinh bệnh loét được sáng tỏ hơn. Sự ra đời các thuốc mới ức chế mạnh bài tiết acid làm thay đổi hẳn quan điểm điều trị trước đây chủ yếu bằng phẫu thuật cắt đoạn dạ dày. Ngày nay điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng bằng thuốc là chủ yếu đã cho kết quả tốt trong việc làm lành ổ loét.

Nhiễm Helicobacter pylori (70%).

Thuốc kháng viêm Non – Steroid (NSAID, 25%). Bao gồm: Aceclofenac, Celecoxib, Dexibuprofen, Diclofenac, Etoricoxib, Etoricoxib, Ibuprofen, Loxoprofen, Ketoprofen, Meloxicam, Naproxen, Nefopam, Piroxicam, Tenoxicam.

Hội chứng Zollinger Ellison.

Các yếu tố nguy cơ: thuốc lá, rượu, cafe, yếu tố di truyền.

Tăng tiết acid hoặc giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc kết hợp cả hai cơ chế trên. Loét dạ dày – tá tràng là một quá trình bệnh lý diễn tiến mạn tính (trừ trường hợp loét do sang chấn). Thủng hay chảy máu ổ loét là diễn tiến cấp tính của ổ loét mạn tính. Thường có liên quan đến việc sử dụng các thuốc kháng viêm Non – Steroid.

Trong hai thập niên trở lại đây, tần suất của loét dạ dày – tá tràng ngày càng giảm. Nhưng tần suất các biến chứng của loét (thủng và xuất huyết) không thay đổi. Tần suất mắc bệnh càng tăng khi tuổi càng lớn. Nam và nữ có tỷ lệ mắc bệnh xấp xỉ nhau.

Việc điều trị bằng thuốc được xem là lựa chọn hàng đầu. Chế độ ăn chỉ giữ vai trò hỗ trợ trong việc tăng cường bảo vệ cho dạ dày và hạn chế các yếu tố phá hủy. Cùng với việc thay đổi một số thói quen xấu có hại đến bệnh.

Đau vùng thượng vị.

Nếu điển hình: cơn đau do loét dạ dày xuất hiện một thời gian ngắn sau khi ăn, cơn đau do loét tá tràng xuất hiện khi dạ dày đói. Đối với loét tá tràng, cơn đau sẽ dịu khi bệnh nhân dùng thuốc làm trung hòa tính acid của dịch vị hay ăn một ít thức ăn. Bệnh nhân loét tá tràng có thể đau lan ra sau lưng.

Các triệu chứng khác: đầy bụng, ợ chua, ợ hơi…

Trong cơn đau: ấn đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn).

Ngoài cơn đau: không có dấu hiệu lâm sàng nào.

Các dấu hiệu cảnh báo ổ loét sắp sửa hay đã có biến chứng:

  • Mức độ đau tăng.
  • Đau liên tục.
  • Đau lan ra sau lưng.
  • Nôn ói.
  • Đi ngoài phân đen.

X – Quang dạ dày cản quang với phương pháp đối quang kép:

  • Có thể chẩn đoán xác định loét lên tới 80 – 90% các trường hợp.
  • Giá trị chẩn đoán của phương pháp này thay đổi nhiều, phụ thuộc vào kỹ thuật chụp và vị trí ổ loét.
  • Không thể loại trừ được ung thư dạ dày dạng loét.

Soi dạ dày – tá tràng với ống soi mềm kèm sinh thiết:

  • Độ chính xác 97%.
  • Là phương pháp chẩn đoán được chọn lựa trước tiên.

Nếu sinh thiết ở nhiều vị trí trên ổ loét, có thể loại trừ ung thư lên đến 98%.

Chẩn đoán nhiễm Helicobacter Pylori: các phương pháp chẩn đoán có tính xâm lấn (cần nội soi dạ dày):

  • Chẩn đoán mô học: được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán nhiễm H. pylori.
  • Test Urease nhanh (Clo test – Campylobacter – like organism): cho mẫu sinh thiết vào môi trường có chứa Urê và chất chỉ thị pH. Nếu mẫu sinh thiết có H.pylori, Enzyme Urease của H.pylori sẽ chuyển hóa Ure thành HCO3, kiềm hóa môi trường và làm đổi màu của chất chỉ thị.
  • Cấy khuẩn: có độ nhạy thấp hơn hai test nói trên nhưng độ đặc hiệu cao, 100%. Thường chỉ được chỉ định cho mục đích nghiên cứu hay nghi ngờ H.pylori đã đề kháng với các phác đồ điều trị tiêu chuẩn.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể H.pylori trong máu toàn phần hay huyết thanh LISA): có giá trị chẩn đoán cao đối với BN được chẩn đoán nhiễm H.pylori lần đầu và chưa được điều trị trước đó.
  • Test hơi thở – Ure: cho BN uống Urê mà thành phần Carbon được đánh dấu đồng vị phóng xạ (C13, C14). Nếu bệnh nhân bị nhiễm H.pylori, Carbon đồng vị phóng xạ sẽ hiện 1 trong hơi thở của bệnh nhân và được phát hiện bằng máy quang phổ hay máy đếm phóng là phương pháp được chọn lựa để đánh giá hiệu quả của việc điều trị.
  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên H.pylori trong phân: thường được chỉ định cho trẻ em.

Mục đích của chế độ dinh dưỡng nhằm giảm nhẹ chức năng dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm kích thích, để vết thương chóng lành và giảm đau bằng cách:

  • Giảm co bóp dạ dày.
  • Chống tăng tiết dịch vị và acid HCI.

Giảm co bóp dạ dày

Cần dùng các thức ăn mềm có khả năng bao bọc che chở niêm mạc dạ dày và thích hợp với từng người.

Không nên ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thức ăn quá lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng cũng làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp mạnh hơn.

Thức ăn ở 40 – 50°C dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn ở nhiệt độ bình thường.

Chống tăng tiết dịch vị và acid HCI

Không để bụng đói.

Không ăn quá no.

Không ăn nước luộc, nước hầm thịt nguyên chất, những thức ăn có nhiều mùi vị thơm như thịt quay, thịt muối, cá muối.

Không uống rượu, bia, cà phê, chè đặc.

Không hút thuốc lá, không ăn chất cay, thức ăn, đồ uống quá chua.

Sinh hoạt thoải mái, làm việc vừa sức, điều độ, tránh căng thẳng tinh thần (stress).

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

Các thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị: chất ngọt (đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, chè), chất béo (dầu thực vật ăn sống với lượng ít, bơ).

Thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, các loại khoai ninh nhừ. Những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa acid trong dạ dày.

Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày. Sữa nên uống sữa ấm, trứng nên ăn dạng hấp hoặc cho vào cháo, một tuần chỉ nên ăn 2 – 3 lần.

Các thực phẩm giàu đạm như: thịt nạc, cá nạc, nên dùng dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ tiêu hóa và hấp thu.

Tôm, cá…: không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng rất quan trọng giúp lành ổ loét nhanh hơn.

Rau, củ tươi, hoa quả sẽ cung cấp lượng vitamin A, B, C có tác dụng làm lành chỗ loét.

Nên sử dụng các loại rau củ non, đặc biệt họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải) vừa dễ tiêu hóa và không làm tăng tổn thương đường tiêu hóa.

Các loại rau củ nên ăn chín.

Dầu ăn sống với số lượng ít (5 – 10ml/bữa) có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị.

Nên chọn các loại dầu chế biến từ các loại hạt như dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

Thực phẩm có độ acid cao, đồ chua: bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua, sữa chua (ăn quá nhiều, ăn lúc đói), vitamin C, giấm, mẻ, tương ớt…

Kiêng uống các đồ uống có vị chua: nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch acid, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành.

Các loại đồ uống có cồn cũng làm tăng nồng độ acid trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm.

Uống nước có gas sẽ sinh khí trong dạ dày, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng.

Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…

Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê đặc, trà…

Các loại thức ăn tăng tiết acid như các loại nước sốt thịt, xốt cá đậm đặc…

Gia vị: giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, chất thơm… kích thích niêm mạc dạ dày.

Các loại thức ăn nguội chế biến sẵn.

Hạn chế đồ chiên xào, rán, nướng, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, thời gian lưu lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như: thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ, quả xanh sống, quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

Ăn chậm, nhai kỹ vì khi nhai sẽ tăng bài tiết của nước bọt. Chế độ ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn quá khuya.

Không nhịn đói, không ăn quá no một lúc mà nên chia thành 4 – 5 bữa/ngày. Ăn quá no sẽ làm dạ dày căng, kích thích tiết nhiều acid. Ăn nhiều bữa sẽ giúp cho trong dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.

Các loại thực phẩm được nấu chín, khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, nấu mềm sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.

Thức ăn đặc, khô thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn để tiêu hóa hết được. Thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng và tiêu hóa sẽ kém.

Hạn chế uống nhiều canh trong bữa ăn vì sẽ làm cho men tiêu hóa bị pha loãng và tiêu hóa sẽ kém. Nên ăn canh riêng sau khi đã ăn hết bát cơm.

Ăn xong không nên lao động nặng, vận động mạnh ngay.

Bạn nên ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong để thức ăn còn nóng, tốt nhất là 40 – 50°C. Ở nhiệt độ thích hợp này thức ăn dễ được tiêu hóa, hấp thu và không gây kích thích.

Thức ăn nguội lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp mạnh hơn.

Bạn cần giữ tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt. Không nên quá mệt mỏi và căng thẳng.

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

Nguyên tắc:
– Năng lượng: 20Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
– Protid: 0,4 – 0,6g/kg cân nặng hiện tại/ngày
– Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 trong tổng số Lipid.
– Ăn lỏng hoàn toàn
– Nhiệt độ thức ăn: 15 – 25°C
– Số bữa ăn: 6 – 8 bữa/ngày.
Cơ cấu khẩu phần:
E (kcal): 1000 – 1250
P (g): 20 – 30
L (g): 10 – 20
G (g): 200 – 250  
Ký hiệu TH02-X  
Nguyên tắc:
– Năng lượng: 25Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
– Protid: 0,6 – 0,8g/kg cân nặng hiện tại/ngày.
– Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 trong tổng số Lipid.
– Lựa chọn thực phẩm và dạng chế biến:
+ Chọn thực phẩm ít xơ sợi.
+ Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu, bia… thức ăn chua, cay.
+ Chế biến thức ăn dưới dạng lỏng hoặc mềm.
+ Không nên ăn thức ăn rắn quá hoặc nhiều nước, nước thịt hầm. Không nên ăn thức ăn nóng quá hoặc lạnh quá, nhiệt độ thích hợp là 40 – 50°C.
– Số bữa ăn: 4 – 6 bữa/ngày.  
Cơ cấu khẩu phần:
E (kcal): 1300 – 1400
P (g): 30 – 40
L (g): 15 – 20
G (g): 250 – 270  
Ký hiệu TH03-X  
Nguyên tắc:
– Năng lượng: 30 – 35Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
– Protid 1 – 1,2g/kg cân nặng hiện tại/ngày.
– Lipid: 15 – 20% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 trong tổng số Lipid.
– Lựa chọn thực phẩm và dạng chế biển:
+ Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu, bia… thức ăn chua, cay.
+ Chế biến mềm, nhừ, hạn chế xơ sợi. Không nên ăn thức ăn rắn quá hoặc nhiều nước, nước thịt hầm. Không nên ăn thức ăn nóng quá hoặc lạnh quá, nhiệt độ thích hợp là 40 – 50°C.
– Số bữa ăn: 4 – 6 bữa/ngày.
Cơ cấu khẩu phần:
E (kcal): 1600 – 1800
P (g): 50 – 65
L (g): 30 – 40
G (g): 260 – 320  
Ký hiệu TH01-X  

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

Năng lượng: 1500 – 1600kcal/ngày. Protid: 50 – 60g.

Giờ ănThứ 2 + 5Thứ 3 + 6 + CNThứ 4 + 7
6h30 – 7hCháo thịt gà:
Gạo tẻ: 30g
Thịt gà: 20g
Dầu ăn: 5ml
Cháo thịt nạc:
Gạo tẻ: 30g
Thịt nạc: 20g
Dầu ăn: 5ml
Cháo thịt bò:
Gạo tẻ: 30g
Thịt bò thăn: 20g
Dầu ăn: 5ml
11h30Súp thịt nạc: 400ml
Khoai tây: 300g (Tính phần ăn được)
Bột đao: 20g
Rau lá: 100g
Thịt lợn nạc: 50g
Cà rốt: 50g
Dầu ăn: 5ml
Súp thịt bò: 400ml
Khoai tây: 300g (Tính phần ăn được)
Bột đao: 20g
Rau lá: 100g
Thịt bò thăn: 50g
Cà rốt: 50g
Dầu ăn: 5ml
Súp thịt gà: 400ml
Khoai tây: 300g (Tính phần ăn được)
Bột đao: 20g
Rau lá: 100g
Thịt gà bỏ xương: 50g
Cà rốt: 50g
Dầu ăn: 5ml
15hChè đỗ xanh: 250ml
Đậu xanh: 50g
Bột đao: 10g
Đường kính: 20g
Chè đỗ đen: 250ml
Đậu đen: 50g
Bột đao: 10g
Đường kính: 20g
Chè khoai sọ: 250ml
Khoai sọ: 50g
Bột đao: 10g
Đường kính: 20g
18hPhở xào thịt bò:
Bánh phở: 300g
Thịt bò thăn: 50g
Rau lá: 50g
Dầu ăn: 10ml
Phở xào thịt gà:
Bánh phở: 300g
Thịt gà: 50g
Rau lá: 50g
Dầu ăn: 10ml
Phở xào thịt nạc:
Bánh phở: 300g
Thịt nạc: 50g
Rau lá: 50g
Dầu ăn: 10ml

Năng lượng: 1500 – 1800kcal/ngày. Protid: 75 – 80g.

Giờ ănThứ 2 + 5Thứ 3 + 6 + CNThứ 4 + 7
6h30-7hPhở gà:
Bánh phở: 200g
Thịt gà: 30g
Dầu ăn: 5ml
Cháo thịt nạc:
Gạo tẻ: 30g
Thịt nạc: 30g
Dầu ăn: 5ml
Chuối tây 1 quả 150 – 200g
Mì tôm thịt bò:
Mì tôm: 1 gói
Thịt bò: 30g
Dầu ăn: 5ml
11h30  Cơm gạo tẻ: 120g
Thịt nạc rim: 50g
Đậu phụ sốt cà chua:
1 bìa đậu phụ
Rau muống luộc: 200g
Nước rau luộc
Cơm gạo tẻ: 120g
Thịt gà rang: 100g
Giá xào thịt nạc:
Giá đỗ: 200g
Thịt nạc: 30g
Canh rau ngót: 50g  
Cơm gạo tẻ: 120g
Nem rán: 1 chiếc
Bí xanh luộc: 200g
Nước bí luộc
Cá kho: 150g
18h  Cơm gạo tẻ: 120g
Trứng gà ốp: 1 quả
Khoai tây xào thịt nạc:
Khoai tây: 200g
Thịt nạc: 30g
Canh cải xanh: 100g
Cơm gạo tẻ: 120g
Thịt nạc luộc: 100g
Rau bắp cải xào:
Bắp cải: 200g
Dầu ăn: 5ml  
Cơm gạo tẻ: 120g
Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua:
Đậu phụ: 2 bìa
Thịt nạc: 30g
Su su xào thịt nạc:
Su su: 200g
Thịt nạc: 30g
Dầu ăn: 5ml  

Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng chế độ ăn nên chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày. Chỉ nên ăn sữa, cứ 1 – 2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần chỉ khoảng 1/3 – 1/2 cốc (khoảng 100ml một lần). Tổng năng lượng chỉ cần 1200Kcal, 2 đến 3 ngày sau dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng thêm năng lượng.

Giai đoạn 2: khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, súp mỗi lần 100ml sau đó tăng dần lên, nên ăn 6 bữa/ngày. Sau đó ăn các loại thức ăn khác như: cơm nếp, bánh mỳ, bánh quy, thịt cá nghiền nát. Khi ăn nên nhai kỹ để đồ ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.

Giai đoạn 3: vẫn tiếp tục ăn 5 – 6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ.

Khi vết loét đã lành, vẫn nên duy trì 2 – 3 bữa ăn phụ giữa các bữa ăn chính. Không ăn quá no hoặc để quá đói. Chọn thức ăn mềm, tránh những thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày và gây tăng tiết dịch dạ dày kể trên. Ăn uống điều độ, đúng bữa, không nhịn đói, bỏ bữa. Kiểm soát các lo âu căng thẳng là vấn đề cần ưu tiên hàng đầu khi đã có viêm loét dạ dày – tá tràng. Vệ sinh cá nhân (rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh), vệ sinh ăn uống tránh nhiễm H.pylori. Khi sử dụng thuốc, lưu ý với bác sĩ về tiên căn bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng của mình để được dùng thuốc phù hợp, uống thuốc khi bụng no.

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

DINH DƯỠNG TRONG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (TNDD-TQ) là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Do tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như HCI, Pepsin, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, nên sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng.

TNDD-TQ khá phổ biến ở các nước phương Tây với tần suất từ 15 – 30% dân số. Ở các nước châu Á tần suất dao động từ 5 – 15%.

Ở trạng thái sinh lý bình thường thỉnh thoảng cũng có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản nhưng rất thoáng qua và không gây hệ quả gì. Có một cơ chế bảo vệ chống trào ngược gồm nhiều yếu tố sau:

(1) Hoạt động của cơ thắt dưới thực quản (CTDTQ) là yếu tố quyết định trong hiện tượng TNDD-TQ. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc thực quản đối với acid của dịch dạ dày. Bình thường CTDTQ chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, vẫn có lúc trương lực cơ bị giảm và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.

(2) Khi có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, dịch nhày thực quản với Bicarbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa acid của dịch vị làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản.

(3) Nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược trở xuống dạ dày. Khi CTDTQ hoạt động không tốt sẽ dẫn đến BTNDD-TQ. Các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn hoạt động của CTDTQ và cơ chế bảo vệ chống trào ngược có thể do:

  • Sự dãn CTDTQ xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài hơn.
  • Thoát vị hoành.
  • Rối loạn nhu động thực quản.
  • Giảm tiết nước bọt (thuốc lá).
  • Các tác nhân làm giảm áp lực CTDTQ như các thuốc Secretin, Cholescystokinin, Glucagon. Các thuốc kích thích beta thụ cảm, ức chế alpha, kháng tiết Choline, Theophyllin. Các chất như Cafein – rượu, thuốc lá, Chocolat, hay bữa ăn nhiều mỡ…

Các triệu chứng quan trọng của TNDD-TQ là ợ nóng, trớ, nuốt khó. Các triệu chứng không điển hình thường do các biến chứng của TNDD-TQ.

Các triệu chứng không điển hình: thường dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán với các bệnh khác như đau ngực, cảm giác cục nghẹn, ứa nước bọt trong họng, ho mạn tính, hen suyễn, khàn giọng, viêm xoang, viêm hầu họng, đắng miệng và đau họng, hôi miệng, nấc cục, ói…

Biến chứng thường xảy ra nhất là viêm thực quản do trào ngược (TQTN) với các hệ quả loét, teo hẹp. Xơ hóa do viêm có thể làm co rút thực quản (Bracheesophage). Niêm mạc thực quản bị ngắn (Emdobrachyesophage) do niêm mạc thực quản bị thay thế dần bởi niêm mạc dạ dày (chuyển sản niêm mạc Barrett) với nguy cơ hóa ung thư đoạn niêm mạc bị chuyển sản. Loét thực quản có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Hiếm gặp hơn là các biến chứng viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm phổi do hít do trào ngược xảy ra vào ban đêm.

Trong đa số trường hợp chẩn đoán chủ yếu dựa vào hỏi bệnh sử và qua theo dõi thấy có đáp ứng với điều trị thử. Triệu chứng điển hình của bệnh TNDD-TQ là chứng ợ nóng. Khi bệnh nhân có triệu chứng điển hình này, ta có thể tiến hành điều trị thử với các thuốc ức chế bơm Proton (Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole).

Những ca có triệu chứng không điển hình thường được thăm dò cận lâm sàng để xác định chẩn đoán. Nội soi thực quản giúp phát hiện các biến chứng của TNDD-TQ như viêm thực quản, loét, hẹp thực quản và chuyển sản Barett. X-quang thực quản chỉ phát hiện các biến chứng teo hẹp, loét thực quản, hoặc thoái vị hoành. Đo áp lực cơ vòng dưới thực quản không chính xác vì nhiều nguyên nhân như thay đổi áp lực với khẩu kính ống với cử động hô hấp…

Đo pH thực quản là phương pháp tin cậy hơn để chẩn đoán bệnh TNDD-TQ nhưng không xác định được các tổn thương thực thể do trào ngược. Nghiệm pháp Beratein, không nhạy và không đặc hiệu, thường dùng trong chẩn đoán nguyên nhân của đau ngực không do tim.

Các phương pháp điều trị nội khoa gồm:

(1) Chế độ ăn giảm các chất kích thích như rượu, cafe, thuốc lá, chocolate. Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước có gas.

(2) Tránh làm tăng áp lực khoang bụng như nịt lưng, nịt ngực quá chặt.

(3) Tránh sử dụng một số thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như: Anticholinergic, Theophylline…

(4) Sử dụng các thuốc chống tiết acid nhóm ức chế bơm Proton (PPI) làm giảm các triệu chứng và làm lành viêm thực quản trong đa số trường hợp nên là thuốc được chọn đầu tiên trong điều trị nội khoa bệnh TNDD-TQ.

Những ca nhẹ có thể dùng các thuốc làm tăng trương lực cơ vòng dưới thực quản như Metoclopramide, Domperidone, Cisapride hoặc các thuốc Antacid, Acid Alginic cũng có kết quả. Do bệnh dễ tái phát sau ngưng thuốc nên thường phải điều trị duy trì sau giai đoạn điều trị tấn công (giảm nửa liều) hoặc dùng thuốc khi có triệu chứng (thuốc uống khi cần).

Phẫu thuật thường được chỉ định trong ca không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa. Đó là các phương pháp tạo nếp gấp đáy vị (phẫu thuật Nissen, phẫu thuật Toupet), hoặc các phương pháp can thiệp qua nội soi (khâu cơ vòng dưới thực quản qua nội soi, tiêm chất sinh học làm tăng khối cơ). Những ca bị biến chứng hẹp thực quản có thể được nong thực quản qua nội soi.

Mục đích của chế độ dinh dưỡng giảm các chất kích thích.

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng:

Ăn vừa đủ no, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Không ăn thức ăn có nhiều mỡ, dầu. Thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ chậm làm rỗng dạ dày.

Không nằm ngay sau khi ăn.

Không ăn trước khi ngủ 2 – 3 giờ.

Kiêng trà, cà phê, không ăn nhiều thức ăn chứa Canxi (tránh các Antacid chứa Canxi), không dùng quá nhiều Vitamin C vì các chất này kích thích dạ dày tiết acid.

Tránh các thức ăn quá cay (ớt, tiêu).

Tránh các thực phẩm có nhiều acid như cam, chanh, cà chua, giấm.

Tránh các loại rau cải như súp lơ, bông cải xanh, tỏi, cải bắp, cải bruxen.

Không ăn chocolate, bạc hà (peppermint).

Không uống rượu, ngưng hút thuốc lá.

Trước khi ngủ không dùng sữa và các sản phẩm từ sữa (nhiều calci và béo).

Giảm cân nếu bị béo phì.

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

Triệu chứng ợ nóng thường nặng hơn sau khi ăn no, như sau bữa ăn thịnh soạn hoặc khi bị đầy bụng khó tiêu, khi đứng cúi người hoặc khi nằm. Chính vì thế mà ợ nóng thường xuất hiện về khuya và có thể làm người bệnh thức giấc. Vì vậy không ăn trước khi ngủ 2 – 3 giờ và ngủ giường có độ dốc thích hợp.

Một nghiên cứu công bố năm 2006 cho thấy trong liệu pháp thay đổi lối sống thì giảm cân và kê cao đầu giường ngủ là 2 biện pháp có hiệu quả nhất trong điều trị trào ngược.

Thay đổi lối sống bao gồm tránh ăn no quá mức, không dùng nước ép chanh, cam, cà chua, không nên nằm ngay sau khi ăn. Ngoài ra, người bệnh nên từ bỏ thuốc lá, tránh bia rượu, cà phê, socola, kẹo bạc hà, các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tỏi, hành, nằm đầu cao khi ngủ, giảm cân nếu béo phì…

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

Cafein và trà: làm tăng giãn cơ vòng dưới thực quản, cũng gây tăng tiết acid trong dạ dày nên trào ngược càng dễ xảy ra hơn.

Đồ uống có gas: làm bụng bạn trướng và gây ra những tác động không tốt đối với cơ thắt dạ dày – thực quản.

Rượu, bia và những đồ uống có pha rượu: đều có hại đối với sự co giãn của cơ thắt thực quản. Khi dạ dày đang rỗng mà uống các thứ này thì sẽ rất hại cho cơ thắt.

Sữa: cũng là một thực phẩm mà bạn cần loại khỏi thực đơn vì chứa nhiều chất béo, Protein và Calci là 3 yếu tố kích thích tiết acid dạ dày.

Sôcôla: là thực phẩm chứa rất nhiều Cafein và chất béo – những chất có tác dụng làm tăng độ chua của dạ dày.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo: thì việc tiêu hóa càng chậm và khó khăn hơn. Thức ăn nằm lâu trong dạ dày sẽ làm tăng tiết acid dạ dày. Vì vậy, cần tránh ăn nhiều chất béo để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn và làm rỗng dạ dày.

Các loại quả có vị chưa: có chứa nhiều vitamin C nên sẽ làm tăng tiết dịch của dạ dày, kể cả nước ép của chúng cũng không nên uống.

Bạc hà: là một tác nhân kích thích giãn cơ thắt thực quản. Nó cũng tương tự như trường hợp của cà chua.

Gia vị và hương liệu: là những chất gây kích thích lớp màng thực quản và cũng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày. Vì vậy, không nên sử dụng những chất này trong bữa ăn hàng ngày.

DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN

Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý xảy ra do trẻ ăn quá no, nuốt hơi nhiều trong khi bú. Trong trường hợp này, trẻ sẽ trớ ngay sau bữa ăn hoặc lúc đang bú. Số lần bị rất ít, thoáng qua hoặc mỗi ngày một lần. Bản thân chứng trào ngược sinh lý không nguy hiểm nhưng có thể gây sặc và dẫn đến tử vong do tắc đường thở, cần được cấp cứu nhanh.

Trong trào ngược bệnh lý, triệu chứng này xảy ra thường xuyên, thường là khi thay đổi tư thế. Trẻ có thể bị nôn ra máu, nuốt khó, khóc nhiều, từ chối bú, uốn éo vặn người…

Trớ, ọc sữa: dễ dàng xảy ra khi thay đổi tư thế.

Nôn: có thể xảy ra một thời gian lâu sau bữa ăn hay bú.

Nuốt khó và đau làm cho trẻ tự ý bỏ bú và kèm theo khóc. Trẻ có thể bị nôn ra máu, nuốt khó, khóc nhiều, từ chối bú, uốn éo vặn người…

Nội soi chứng minh được viêm thực quản với những mức độ khác nhau.

Ở trẻ nhũ nhi, đau do TNDDTQ, có thể gây rối loạn giấc ngủ kéo dài. Ở những trẻ lớn, có thể định vị chính xác vị trí đau sau xương ức và chúng có thể mô tả triệu chứng ợ nóng.

Chẩn đoán dựa vào:

  • Chụp X-quang
  • Nội soi
  • Esophageal manometric studies: đo áp lực cơ vòng thực quản dưới
  • Đo độ pH của dịch thực quản (12 – 24 giờ)

Nếu những rối loạn kéo dài, nôn ói nhiều và từ chối ăn có thể gây chậm tăng trưởng, thiếu máu nhược sắc, cũng có thể xảy ra trong trường hợp chảy máu dưới mức lâm sàng.

Làm đặc thức ăn bằng cách bổ sung 1 muỗng canh nước bột gạo (bột gạo đã được chế biến sẵn) vào 60 – 120 ml sữa (pha sữa bằng nước cháo hoặc bột đã nấu chín). Đối với trẻ bú mẹ, nên cho trẻ bú mẹ nhiều lần, ngoài ra có thể vắt sữa mẹ và pha thêm bột gạo vào sữa mẹ.

Làm đặc thức ăn có tác dụng làm giảm tần suất nôn trớ, kéo dài giấc ngủ của trẻ và giảm hiện tượng quấy khóc của trẻ. Ngoài ra, làm đặc thức ăn làm tăng năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt hơn, nhưng đồng thời làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ cũng như làm giảm khả năng hấp thu của Calci có trong sữa.

Nếu không có thời gian hoặc không muốn làm đặc thức ăn bằng cách pha bột vào sữa, có thể sử dụng sữa công thức dành cho trẻ bị TNDDTQ.

Sữa công thức được bổ sung thêm chất xơ thiên nhiên. Các chất xơ tự nhiên này không bị ảnh hưởng bởi pH dịch vị. Vì vậy, phát huy tác dụng trên cả chứng nôn trớ và trào ngược bằng cách làm sệt sữa trong bình. Duy trì độ sệt trong dạ dày và không có ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của công thức sữa.

Lưu ý: pha sữa với nước sôi đề nguội 85°C, khi nguội đi sữa sẽ trở nên đặc lại do đó nên dùng muỗng hay núm vú có lỗ to hơn để bé dễ ăn. Sau khi pha sữa cần đóng chặt nắp hộp và để nơi khô ráo, mát mẻ. Không nên để sữa đã pha trong tủ lạnh quá 24 giờ. Nên dùng sản phẩm trước hạn sử dụng và trong vòng 4 tuần sau khi mở.

Một số tác giả cho rằng TNDDTQ là biểu hiện của dị ứng sữa bò. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng dị ứng sữa bò là nguyên nhân của khoảng 20% TNDDTQ ở trẻ nhũ nhi. Một nghiên cứu trên 204 trẻ bị TNDDTQ có đến 41% trẻ bị dị ứng sữa bò và biểu hiện trào ngược được cải thiện khi loại trừ sữa và sản phẩm sữa khỏi chế độ ăn của trẻ hoặc sử dụng sữa có đạm thủy phân (làm giảm tỉ lệ dị ứng).

Ngoài ra, khi cho trẻ bú sữa có đạm thủy phân giúp cho trẻ tiêu hóa tốt hơn, dạ dày được làm trống sau bú nhanh hơn cũng có tác dụng làm giảm hiện tượng TNDDTQ.

Một số thực phẩm nên tránh vì có thể làm tăng TNDDTQ:

Nước cam, quýt, bưởi.

Socola, cafe.

Thức ăn chiên hoặc nhiều dầu, chế độ ăn giảm chất béo được khuyến nghị cho bà mẹ và trẻ nhũ nhi bị TNDDTQ.

Tỏi, hành, thức ăn cay.

Sốt cà chua và những thực phẩm chế biến kèm xốt cà chua.

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

Tư thế trẻ sau bữa ăn

Bế thẳng trẻ sau ăn khoảng 20 – 30 phút.

Trẻ ngủ với đầu giường nâng cao 30 độ.

Tránh cho trẻ nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn, ít nhất sau 2 – 3 giờ. Bạn cần cho trẻ mặc quần áo rộng.

Cách cho trẻ ăn

Cho trẻ ăn nhiều lần, mỗi lần ít một với thức ăn được làm đặc.

Trẻ phải có thời gian biểu các bữa ăn được phân chia đều trong ngày.

Ví dụ: cho trẻ dưới 4 tháng tuổi

Thể tích sữa bú/ngày = Cân nặng trẻ x 150 ml

Có thể chia đều cho 10 – 12 lần/ngày.

Hạn chế cho trẻ bú hơi: khi cho trẻ bú bình cần phải cho sữa xuống đều, không nút hơi và cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú được 30 – 60ml sữa.

Khi trẻ trào ngược có biểu hiện tím tái, ngưng thở, cần kích thích thở bằng cách vuốt nhẹ lưng và xoa lòng bàn chân. Nếu trẻ sặc sữa, phải vỗ lưng và cho nằm nghiêng để sữa trào ra. Ngay sau khi sơ cứu, cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

Nuôi ăn qua sonde

Nuôi ăn qua sonde mũi dạ dày 7 – 10 ngày đối với trẻ chậm tăng trưởng liên quan với trào ngược dạ dày – thực quản. Một số trẻ khi có tim bẩm sinh hoặc sanh non nhẹ cân bị TNDDTQ thì trẻ không có khả năng bú được nhiều, còn nếu bú đủ thể tích trẻ sẽ bị nôn trớ nhiều. Tốt nhất nên nuôi trẻ qua sonde, sữa có thể chảy thật chậm và liên tục có tác dụng hạn chế hiện tượng trào ngược và đồng thời bảo đảm đủ thể tích sữa trẻ cần bú, giúp trẻ tăng trưởng

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

QUY TRÌNH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG TRONG CÁC BỆNH TIÊU HÓA

Thêm vào các tiêu chuẩn đánh giá chung, đánh giá theo các yếu tố sau:

Các triệu chứng: tự nhiên, khởi phát, tần suất xuất hiện, các yếu tố gây bệnh, tính nghiêm trọng, những cố gắng can thiệp và hiệu quả. Xác định cơn đau xảy ra khi dạ dày rỗng hay sau khi ăn.

Thực hiện thay đổi chế độ ăn uống đáp ứng với các triệu chứng (những thức ăn nên tránh, thức ăn nên sử dụng). Xác định các loại thực phẩm tốt nhất và thực phẩm ít dung nạp nhất).

Người bệnh sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn, các loại thuốc và cà phê.

Thay đổi cân nặng.

Các giá trị xét nghiệm bất thường và ý nghĩa của nó, đặc biệt Hemoglobin và Hematocrit.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào công cụ đánh giá “Chủ quan toàn diện” (SGA) hoặc Công cụ đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (MNA).

Sự thay đổi về sức khỏe liên quan đến thiếu kiến thức và quản lý chế độ ăn uống.

Lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc dinh dưỡng.

Cung cấp chế độ ăn không có các chất kích thích từ 4 tới 6 bữa một ngày để giúp trung hòa những chất chứa trong dạ dày, giảm triệu chứng đau. Loại bỏ ớt, hạt tiêu, cafein, đồ uống có cồn vì chúng là chất kích thích acid dạ dày.

Thiếu máu thiếu sắt có thể là hậu quả của mất máu và kém hấp thu sắt liên quan tới điều trị kháng acid hoặc giảm hoặc thiếu acid Chlohydric. Có thể chỉ định bổ sung sắt. Tương tự như vậy, viêm dạ dày mạn tính có thể làm giảm bài tiết yếu tố nội tại và kết quả là dẫn đến thiếu máu ác tính. Nên đánh giá tình trạng vitamin B12 trong nhiều năm.

Khuyến khích ăn Protein và vitamin C để mau liền vết loét.

Không ăn quá muộn về đêm vì nó có thể tăng tiết acid và dẫn đến mất ngủ.

Chú ý để phòng tác dụng phụ và các vấn đề dinh dưỡng liên quan với thuốc kháng acid.

Người bệnh sẽ giảm các triệu chứng của bệnh.

Cung cấp đầy đủ năng lượng và protein để đạt hoặc duy trì cân nặng.

Tránh những thức ăn không dung nạp.

Mô tả các nguyên tắc và quản lý chế độ ăn hợp lý trong điều trị rối loạn dạ dày và thực hiện can thiệp chế độ ăn thích hợp nếu biết.

Quản lý chế độ ăn uống:

Cung cấp một chế độ ăn cân bằng, hạn chế dựa trên sự dung nạp của từng cá thể.

Tránh dùng giảm đau.

Nên ăn từ 4 – 6 bữa nhỏ một ngày.

Khuyến khích đủ năng lượng, protein và vitamin C.

Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân:

Chỉ dẫn cho người bệnh về các nguyên tắc và chế độ ăn nhẹ để giảm các triệu chứng, môi trường ăn uống thư giãn và nhai kỹ, tránh các hoạt động mạnh trước và sau khi ăn, tránh thuốc lá và đồ uống có cồn.

Nếu người bệnh không từ bỏ đồ uống có cồn thì có thể sử dụng đồ uống này trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn. Tránh ăn trước khi đi ngủ đề phòng kích thích bài tiết acid trong khi ngủ.

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

Theo dõi tiến triển:

Theo dõi các dấu hiệu hoặc các triệu chứng, biến chứng của chế độ ăn, cần bám sát sự tư vấn chế độ ăn.

Hiệu quả của chế độ ăn và cần thay đổi ăn uống.

Cân nặng và thay đổi cân nặng.

Đánh giá thường kỳ: Nếu kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng không thay đổi thì người bệnh sẽ đạt được những mục tiêu đã nêu ở trên.

Viêm tuyến tụy, được gọi là viêm tụy, gây ra ứ đọng các enzym tuyến tụy, dẫn đến tự tiêu hóa tụy. Các triệu chứng của viêm tụy cấp và mạn bao gồm đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, chướng bụng, sốt, vàng da. Tăng đường máu, đi ngoài phân mỡ, giảm cân và suy dinh dưỡng có thể biểu hiện trong bệnh mạn tính.

Viêm tụy cấp có thể tiến triển không rõ nguyên nhân, Alcohold, bệnh đường mật, ung thư tuyến tụy, phẫu thuật dạ dày hoặc đường mật hoặc thứ phát bệnh quai bị hoặc nhiễm khuẩn. Viêm tụy mạn biểu hiện bởi sẹo vôi hóa tổ chức, do uống quá độ cồn, mặc dầu nó thường kết hợp với sỏi mật, tăng hormon cận giáp trạng, tăng mỡ máu.

Viêm tụy cấp điều trị bằng cách giảm kích thích tiết dịch tụy, người bệnh được đặt một ống thông mũi dạ dày để hút dịch dạ dày. Điều chỉnh dịch và cân bằng điện giải, kiểm soát đau, điều trị và phòng ngừa các triệu chứng. Điều trị viêm tụy mạn tập trung vào sự điều chỉnh lại enzym tuyến tụy, kiểm soát kém tiêu hóa và điều trị bằng chế độ ăn uống để giảm đi ngoài phân mỡ, giảm đau và để tránh các đợt cấp tính. Phẫu thuật can thiệp có thể là cần thiết nếu điều trị thất bại.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào công cụ đánh giá “Chủ quan toàn diện” (SGA) hoặc công cụ đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (MNA). Ngoài tiêu chuẩn đánh giá đường tiêu hóa chung, đánh giá theo những yếu tố sau:

  • Các triệu chứng: khởi phát, thời gian, yếu tố nguyên nhân, tính nghiêm trọng, gắng can thiệp và kết quả.
  • Thay đổi chế độ ăn uống theo các triệu chứng (thức ăn cần tránh, thức ăn thích hợp). Xác định loại thức ăn nào tốt, thức ăn nào không dung nạp. Chất béo ăn vào và mối liên quan của chúng với các triệu chứng tấn công. Lượng cồn uống vào, ăn các chất kích thích tiết acid dạ dày khác, như cà phê bình thường và cà phê đã được lấy chất cafein, trà và hạt tiêu.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng của tăng Glucose máu.
  • Cân nặng: có thay đổi cân nặng.
  • Giá trị các xét nghiệm bất thường, đặc biệt tăng Glucose máu, Lipase, Amylase, Triglycerid; giảm calci huyết thanh, Magiê, Natri, Chlorid, Kali, Albumin.
  • Các triệu chứng của suy dinh dưỡng.

Thay đổi dinh dưỡng: ít hơn so với nhu cầu của cơ thể, liên quan đến tổn thương tiêu hóa thứ phát đối với viêm tụy.

Không sử dụng thực phẩm trong đợt viêm tụy cấp tính. Nếu bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, nuôi dưỡng qua ống thông mũi – dạ dày hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch đến khi nuôi dưỡng qua đường miệng được hồi phục. Khi nhu động ruột trở lại, Amylase huyết thanh giảm, đau giảm, sử dụng dịch ngọt, tiến tới chế độ ăn giảm chất béo tới khi dung nạp.

Chế độ ăn ít chất béo được sử dụng làm giảm bớt đi ngoài phân mỡ. Tryglycerid chuỗi trung bình (medium chain triglycerid – MCT) được tiêu hóa trước khi hấp thu không cần Lipase tụy có thể được dùng để cung cấp năng lượng.

Khuyến nghị Protein và Carbonhydrat đầy đủ để thay thế lượng calo và các chất dinh dưỡng bị mất. Tuy nhiên, có thể cần chế độ ăn kiểm soát Carbonhydrat nếu có dấu hiệu hoặc triệu chứng của tăng Glucose máu.

Chia thành các bữa ăn nhỏ có thể giúp giảm kích thích bài tiết dịch tụy ở mỗi bữa ăn. cấm sử dụng các chất như cồn, cafein, cà phê, hạt tiêu vì gây kích thích tiết dịch dạ dày. Nếu đi ngoài phân mỡ cần bổ sung vitamin C, các vitamin nhóm B, vitamin hòa tan trong dầu, tiêm vitamin B12.

Mục tiêu dinh dưỡng cho người bệnh:

Tránh hoặc giảm bớt các triệu chứng của viêm tụy và biến chứng mạn tính (như tăng Glucose máu, đi ngoài phân mỡ, suy dinh dưỡng).

Mô tả các nguyên tắc và quản lý chế độ ăn thích hợp trong viêm tụy và thực hiện thay đổi chế độ ăn hợp lý. Nhận biết và tránh các thức ăn gây kích thích tiết dịch dạ dày.

Quản lý chế độ ăn uống (đối với viêm tụy mạn).

Hạn chế tối đa lượng chất béo có thể chịu đựng mà không gây ra phân mỡ hoặc gây đau, thường từ 50 – 70g/ngày. Khuyến khích ăn Protein và Carbonhydrat đầy đủ.

Loại bỏ những chất không dung nạp và những chất kích thích tiết acid dạ dày: rượu cồn, cà phê bình thường và cà phê đã được lấy chất cafein, trà và hạt tiêu.

Cung cấp chế độ ăn đã được kiểm soát Carbonhydrat nếu có dấu hiệu hoặc triệu chứng của tăng Glucose máu.

Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân: Hướng dẫn bệnh nhân các nguyên tắc và quản lý chế độ ăn uống trong viêm tụy và làm thế nào để thực hiện được những sự thay đổi thích hợp.

Hạn chế những chất không dung nạp và kích thích tiết acid dạ dày.

Theo dõi các dấu hiệu hoặc các triệu chứng:

Sự dung nạp chất béo ăn vào (không đi ngoài phân mỡ, không đau sau khi ăn).

Biến chứng ăn uống và cần giám sát tư vấn ăn uống.

Hiệu quả của chế độ ăn và cần sự thay đổi về ăn uống.

Cân nặng và tình trạng tăng cân nặng.

Các dấu hiệu của suy dinh dưỡng liên quan đến kém hấp thu.

Các dấu hiệu của tăng Glucose máu.

Đánh giá thường kỳ: Nếu kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng không thay đổi thì đạt được những mục tiêu đã nêu ở trên.

Bạn có thể mua sản phẩm hỗ trợ điều trị dạ dày – tá tràng TẠI ĐÂY.

Bác Sĩ Hướng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *